Quận 1, TP.HCM
Thứ 2 - Thứ 7. 8.00 - 18.00
Bộ lọc:
Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số quan trọng như thế nào?

Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số quan trọng như thế nào?

13/05/2022

Tại Việt Nam hiện nay, chuyển đổi số được hiểu là quá trình thay đổi mô hình kinh doanh, đưa công nghệ hiện đại vào các quy trình kinh doanh truyền thống. Từ đó, công ty có thể thay đổi phương thức điều hành, cách thức làm việc và văn hóa nội bộ.

Đây là một quá trình đòi hỏi có sự đầu tư chỉnh chu và lâu dài cả về chất xám và nguồn vốn. Vậy làm thế nào để chuyển đổi số diễn ra thành công, mang lại hiệu quả tránh việc đầu tư không mang lại hiệu quả?

Để đạt được những mục tiêu trên, một trong những yếu tố hàng đầu là doanh nghiệp phải có người lãnh đạo thích hợp. Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số sẽ quyết định sự thành công.

Bởi lẽ, họ không chỉ cải tiến về quy mô tốc độ, chất lượng nguồn nhân lực mà còn là mô hình kinh doanh mới của thời đại 4.0. Người lãnh đạo nắm vai trò như kim chỉ nam, vạch ra đường lối và dẫn dắt mọi người trong đơn vị từng bước chuyển đổi từ cách thức hoạt động cũ kém hiệu quả sang cách vận hành mới. Nhờ đó, họ mang lại năng suất và chất lượng công việc tốt hơn.

Vậy làm thế nào bạn có thể đáp ứng được vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số? Người lãnh đạo dẫn dắt quá trình này cần có những năng lực nào? Chúng tôi xin tổng hợp 5 năng lực cần thiết nhất cho người đứng đầu doanh nghiệp ứng dụng và cải tiến thành công:

5 năng lực cần có ở lãnh đạo trong chuyển đổi số

1. Nhận thức về chuyển đổi số

Người lãnh đạo không nhận thức chính xác và đầy đủ về chuyển đổi số mà chỉ nắm thực hiện theo phong trào sẽ dễ gặp phải thất bại. Việc thiếu kiến thức sẽ khiến doanh nghiệp mất thời gian và chi phí vì không có những phương pháp phù hợp.

Thất bại trong quá trình chuyển đổi số do lãnh đạo chưa có đủ cơ sở không chỉ khiến doanh nghiệp tổn hao về nguồn lực tài nguyên mà còn đánh mất cơ hội trên thị trường kinh doanh. Đồng thời, nó làm giảm uy tín với ban lãnh đạo cấp cao và nhân viên dưới quyền.

Vì vậy, để nhận thức chính xác về xu hướng này, người lãnh đạo cần hiểu được giá trị thật sự của quá trình chuyển đổi, thấy được những ưu điểm mang lại cho doanh nghiệp khi đưa công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, bạn cần có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa công nghệ và con người.

Công nghệ là công cụ hỗ trợ đắc lực nhưng không thể thay thế trí thông minh và sự nhạy cảm của con người. Do đó, bạn không thể phụ thuộc 100% vào thiết bị máy móc.

Doanh nghiệp cần tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn điều khiển để giám sát quá trình hoạt động. Ứng dụng công nghệ phù hợp sẽ giúp bạn cải tiến chất lượng công việc, hạn chế sai sót và nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho doanh nghiệp.

2. Tư duy hệ thống

Tư duy hệ thống là năng lực tiếp theo cần có để một người có thể hoàn thành xuất sắc vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số. Nó được hiểu là cái nhìn khái quát và chi tiết về quy trình làm việc của doanh nghiệp. Thêm vào đó, bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng sắp xếp quy trình làm việc để có sự gắn kết trong quá trình vận hành bộ máy lớn.

Do tính chất công việc và yêu cầu chuyên môn riêng biệt, việc các phòng ban và cá nhân có nhiệm vụ khác nhau sẽ dần xuất hiện tình trạng làm việc độc lập. Đôi khi, mọi người không quan tâm đến đồng nghiệp xung quanh.

Điều này tiềm ẩn nguy cơ làm tập thể doanh nghiệp mất đi sự đoàn kết và chia sẻ, dễ xảy ra các tình huống khó khăn khi phải hợp tác giữa nhiều phòng ban với nhau. Lúc này, tư duy hệ thống sẽ giúp nhà lãnh đạo nhìn nhận được giao điểm và nhanh chóng kết nối giữa để sắp xếp các hoạt động liên các phòng ban

Có được tư duy hệ thống, lãnh đạo sẽ định hình và tổ chức các luồng công việc khoa học, tinh gọn, tránh các tình huống phát sinh xung đột. Sự liên kết và thống nhất của các luồng công việc giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực, thời gian và cắt giảm  kinh phí, nhân lực trong công việc khi tiến hành chuyển đổi số.

3. Tầm nhìn chiến lược

Chuyển đổi số không mang đến những thay đổi nhất thời mà là sự cải tiến và chiến lược kinh doanh mang tính dài hạn của doanh nghiệp. Vì thế vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược để thay đổi mô hình kinh doanh, sẵn sàng thích ứng thậm chí tạo ra những thay đổi mới trong ngành nghề sản xuất trong tương lai.

Lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược cùng sự thấu hiểu, quyết đoán sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho việc đầu tư và quá trình chuyển đổi số. Có thể thấy những năm gần đây, xu hướng chuyển dịch nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngày càng tăng cao. Để đáp ứng được những nhu cầu này cũng như có được vị trí vững chắc trong tương lai, doanh nghiệp cần ứng ụng công nghệ để có sự đổi mới trong phương thức quản lý, hình thành mô hình kinh doanh hiệu quả.

4. Kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi

Bất kỳ sự thay đổi nào cũng có những khó khăn và áp lực nhất định cho đội ngũ thực hiện. Bởi vậy, kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi là cần thiết trong toàn bộ các bước chuyển đổi số.

Nó vừa là động lực và điểm tựa vững chắc để nhân viên có niềm tin hoàn thành mục tiêu đã đề ra vừa là tiền đề cho người lãnh đạo bình tĩnh, tự xin xử lý vấn đề.

Quá trình chuyển đổi số không phải là hành trình nhanh chóng hay dễ dàng. Nó yêu cầu sự tham gia của nhiều thành phần từ cấp lãnh đạo đến những người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh mỗi cá nhân thuộc nhiều tầng quản lý, chuyên môn, nhận thức khác nhau thì vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số là vô cùng trọng yếu.

5. Quản lý dự án

Nếu coi quá trình chuyển đổi số là một dự án tổng thể thì ở mỗi luồng công việc sẽ có thêm các dự án nhỏ. Làm thế nào để các dự án nhỏ này triển khai đồng bộ, kết nối chặt chẽ và mang lại hiệu quả là bài toán doanh nghiệp luôn mong muốn giải đáp.

Một trong những đáp án chính là cần có kỹ năng quản lý của người lãnh đạo. Kết quả thực hiện chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín lãnh đạo và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì thế, kỹ năng quản lý dự án quyết đoán, mạnh mẽ sẽ cho phép nhà lãnh đạo nắm được tiến trình thực hiện, năng suất của từng giai đoạn. Việc sớm phát hiện những sai sót và khó khăn để có sự thay đổi phù hợp trong quá trình chuyển đổi số cũng được tối ưu hơn.

Chia sẻ: