Quận 1, TP.HCM
Thứ 2 - Thứ 7. 8.00 - 18.00
Bộ lọc:
HIỂU VỀ THẾ HỆ GENZ TẠI NƠI LÀM VIỆC

HIỂU VỀ THẾ HỆ GENZ TẠI NƠI LÀM VIỆC

20/08/2023


Toàn bộ các ngành công nghiệp và xu hướng công việc sẽ có nhiều thay đổi sau khi Gen Z lên ngôi. Tuy nhiên, rất ít ngành công nghiệp hoặc tổ chức dường như sẵn sàng cho điều đó. Chính vì thế, chúng ta cần nghiên cứu nhiều hơn về Gen Z và tìm hiểu độ ảnh hưởng của thế hệ này đã tác động như thế nào đến thế giới nói chung và ngành nhân sự nói riêng.

Một thế hệ mới đã đến

Với hơn ⅓ dân số trên thế giới tự nhận mình là gen Z, thì chỉ một vài năm nữa thôi thế hệ này sẽ sớm vượt qua Millennials để trở thành thế hệ đông dân nhất Trái Đất. Khi gen Z dần bước ra thế giới, việc hòa nhập vào cộng đồng một cách nhanh chóng đã tác động không ít đến văn hóa, sự phát triển công nghệ, xu hướng hàng tiêu dùng, và hơn nữa chính là tại nơi làm việc. Khác biệt hoàn toàn với Millennials, gen Z có quan điểm hoàn toàn độc đáo về nghề nghiệp, về cách định hướng cả về công việc lẫn cuộc sống.

Để hiểu rõ hơn về những thách thức mà gen Z phải đối mặt và sự ảnh hưởng của thế hệ mới này ở nơi làm việc, tác giả đã tìm hiểu những sự kiện quan trọng đã giúp hình thành gen Z và đi sâu vào các hành vi, thái độ, sở thích cá nhân của họ.


Gen Z là ai?

Hành vi của họ là gì? Gen Z sẽ có những tác động như thế nào tại nơi làm việc, doanh nghiệp và nền kinh tế?

Generation Z hay Gen Z là nhóm người sinh từ năm 1995 đến năm 2012, trong đó quãng tuổi được công nhận rộng rãi nhất là những năm sinh 1997-2012. Phần lớn Gen Z là con cái của Gen X (sinh từ năm 1965 đến 1979), thế hệ tiếp theo sau Millennials (Thế hệ Y) và trước Thế hệ Alpha (α).

Trưởng thành sau đại dịch Covid-19, gen Z bỗng nổi lên như một cộng đồng đón đầu xu hướng, không thích rủi ro, không thích cạnh tranh trong công việc. Thay vào đó, càng tìm hiểu thêm về gen Z, có thể nhận thấy được một bức tranh nhiều sắc thái hơn khi tìm hiểu về nguyện vọng nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, phong cách làm việc, hành vi, tích cách, học vấn và quan điểm cá nhân của họ. 

Mặc dù tiền lương là yếu tố quan trọng nhất để quyết định một công việc, nhưng Gen Z lại là một trong số thế hệ không quá coi trọng vào điều đó. Nếu được lựa chọn chấp nhận một công việc được trả lương cao hơn nhưng lại nhàm chán và công việc thú vị hơn nhưng lương được trả không cao thì sự lựa chọn giữa hai bên là bằng nhau. 


Do đó, để chiếm được tình cảm của Gen Z, các công ty và nhà tuyển dụng sẽ cần phải tuyên dương những nỗ lực của họ để họ có cái nhìn tích cực hơn đối với công việc của mình. Và hành động thì có ý nghĩa hơn lời nói nên các công ty phải thể hiện các cam kết của mình để bảo đảm các quyền lợi, những lợi ích mà Gen Z sẽ mang lại cho công ty trước hàng loạt các thách thức của xã hội.


Tương lai về công việc

Gen Z dần trở thành một trong những lực lượng lao động tiềm năng của xã hội, và sau khi rút ra những hiểu biết sâu sắc từ sở thích và hành vi khi Gen Z tham gia vào các doanh nghiệp, công ty; chúng ta cũng cần xem xét lại “công việc” hiện nay đang thay đổi và phát triển như thế nào. Khác với thế hệ trước, xã hội và con người liên tục thay đổi do đó cần đặt ra các câu hỏi để xem xét như: làm thế nào để kết hợp tốt giữa con người và máy móc, cách lập kế hoạch cho sự nghiệp vào 20-30 năm tới hay các chúng ta sử dụng nguồn nhân tài như thế nào để đem về lợi ích cho công ty.

Tương lai của công việc sẽ đòi hỏi các yếu tố như: một người có nhiều tài năng, sở thích và có kiến thức về nhiều lĩnh vực. Điều cần thiết hơn khi có sự kết hợp của bốn kỹ năng làm việc chính như:

  • Kỹ thuật số và công nghệ
  • Phân tích dữ liệu
  • Quản lý doanh nghiệp
  • Thiết kế và sáng tạo

Điều này có ý nghĩa gì đối với nhà tuyển dụng?

Gen Z sẽ có khả năng đòi hỏi sự cá nhân hóa cao hơn trong cách định hướng trên hành trình sự nghiệp của mình. Vì vậy, đối với một số tổ chức, để thu hút và giữ chân những người giỏi nhất và thông minh nhất ở thế hệ Gen Z sẽ đòi hỏi một tư duy khác. 

Nhà tuyển dụng phải sẵn sàng bắt kịp các xu hướng và sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Điều đó có nghĩa rằng, các tổ chức sẽ cần phát triển các chương trình đào tạo một cách đa dạng, phù hợp và mang tính cải tiến.

  • Tìm kiếm những hồ sơ có tính thuyết phục cao, thiết lập các chương trình thực tập nội bộ hoặc tuyển dụng những cá nhân tài năng, có nhiều ưu điểm và sau đó phân bổ cho họ một vai trò nhất định khi đã ở trong tổ chức.
  • Cân nhắc khi hợp tác với các trường đại học để tuyển dụng và đào tạo nhân tài ngay khi còn ở trên ghế nhà trường.
  • Xây dựng con đường sự nghiệp đa dạng và ứng dụng được trong nhiều ngành nghề.
  • Tận dụng chuyên môn của các thế hệ trước như Gen X, Gen Y,... để giúp cố vấn cho Gen Z hiểu thêm về bản thân và định hướng tốt hơn cho nghề nghiệp của mình.
  • Xem xét sự thịnh hành về nghề nghiệp mà tổ chức đang thực hiện để xây dựng các chương trình marketing quảng bá để tăng sự thu hút cho doanh nghiệp. 
  • Giúp thế hệ Z kiểm soát mức độ căng thẳng của họ.
Chia sẻ: